Device Tree trong Linux
Device Tree (DT) là một file mô tả phần cứng, có kiểu định dạng giống JSON, nó mô tả một cấu trúc cây, ở đó thì các device được đại diện bằng các node. Mỗi node có các thuộc tính, các thuộc tính có thể được gán giá trị hoặc để trống. Device Tree xuất thân từ Open Firmware, là một chuẩn được công nhận bởi nhiều công ty và có mục đính chính là định nghĩa giao tiếp cho các hệ firmware trên máy tính. Có thể tìm hiểu chi tiết về DT ở http://www.devicetree.org/. Bài viết sẽ đề cấp đến những điều cơ bản của DT, bao gồm:
- Quy ước đặt tên, alias và gán nhãn.
- Mô tả kiểu dữ liệu và các API.
- Quản lý địa chỉ và truy cập tài nguyên của device.
- Triển khai kiểu match OF.
Cơ chế device tree
Ta enable device tree bằng cách đặt option CONFIG_OF
thành Y
. Các header cho phép sử dụng các API của DT trong driver là <linux/of.h>
và <linux/of_device.h>
Dưới đây là một mô tả node mẫu:
Một số kiểu dữ liệu sử dụng trong DT bao gồm:
- Chuỗi, nằm trong dấu ngoặc kép. Ta có thể sử dụng dấu phẩy để tạo một danh sách các chuỗi.
- Số nguyên dương 32-bit, nằm trong dấu ngoặc nhọn.
- Dữ liệu boolean, là một thuộc tính trống. Nếu nó được khai báo trong device tree tức giá trị là
true
, nếu không được khai báo thì tức làfalse
.
Quy ước đặt tên
Mỗi node được biểu diễn dưới dạng <name>[@address]
, với <name>
là chuỗi có độ dài lên tới 31 kí tự, và [@address]
là địa chỉ được sử đụng để truy cập vào node. <@address>
có thể có hoặc không.
Ví dụ:
expander@20 {
compatible = "microchip,mcp23017";
reg = <20>;
[...]
};
hoặc
i2c@021a0000 {
compatible = "fsl,imx6q-i2c", "fsl,imx21-i2c";
reg = <0x021a0000 0x4000>;
[...]
};
Ngoài ra, label cũng có thể có hoặc không. Ta chỉ cần gán nhãn cho node nếu có ý định tham chiếu nó làm thuộc tính của một node khác.
Alias, lable và và phandle
Device tree dưới đây sẽ giải thích về cách chúng hoạt động:
aliases {
ethernet0 = &fec;
gpio0 = &gpio1;
gpio1 = &gpio2;
mmc0 = &usdhc1;
[...]
};
gpio1: gpio@0209c000 {
compatible = "fsl,imx6q-gpio", "fsl,imx35-gpio";
[...]
};
node_label: nodename@reg {
[...];
gpios = <&gpio1 7 GPIO_ACTIVE_HIGH>;
};
Lable là cách để định danh node bằng một cái tên duy nhất. Thực tế, tên này sẽ được chuyển thành một giá trị 32-bit duy nhất bằng DT compiler. Ở ví dụ trên, gpio1
và node_label
là các label(nhãn). Do nhãn là duy nhất với một node nên được dùng để chỉ định node.
Phandle (pointer handle) là một giá trị 32-bit liên kết với một node, và được sử đụng để định danh một node để có có thể tham chiếu đến node đó từ một thuộc tính của node khác. Bằng cách sử dụng <&mylabel>
, ta có thể trỏ đến một node có tên là mylabel. Ở ví dụ trên,&gpio1
là một phandle trỏ tới node gpio1.
Để kernel có thể rà soát hết cả cây để tìm một node thì khái niệm alias được ra đời. Alias không được sử dụng trực tiếp trong DT nhưng được Linux kernel sử dụng. Ta có thể sử dụng hàm find_node_by_alias()
và truyền vào alias để tìm tới một node.
Trình biên dịch device tree (DT Compiler)
Device tree có hai dạng chính: dạng source code như ta đã biết hay còn gọi là DTS và có đuôi là .dts
; dạng đã được biên dịch hay còn gọi là DTB và có đuôi là .dtb
. Ngoài ra source code cũng có thể có đuôi là .dtsi
, đại diện cho DT ở mức SoC, và được include vào một file .dts
(Giống như source code C .c
include header .h
).
Để biên dịch được file source .dts
sang file .dtb
, ta sử dụng DT compiler (dtc). Để biên dịch tất cả các .dts
file cho một board ARM:
ARCH=arm CROSS_COMPILE=arm-linux-gnueabihf- make dtbs
Hoặc chỉ biên dịch một file DT imx6dl-sabrelite.dts:
ARCH=arm CROSS_COMPILE=arm-linux-gnueabihf- make imx6dl-sabrelite.dtb
Việc biên dịch ngược từ .dtb sang .dts cũng thực hiện được:
dtc -I dtb -O dtsarch/arm/boot/dts imx6dl-sabrelite.dtb
>path/to/my_devicetree.dts
Định địa chỉ device.
Mỗi device được gán vào ít nhất một node trên DT. Có một số thuộc tính thông thường mà loại thiết bị nào cũng có, đặc biệt là các thiết bị nằm trên bus mà kernel biết (như SPI, I2C, platform, MDIO…). Các thuộc tính đó là reg
, #address-cells
và #size-cells
. Mục đích của 3 thuộc tính này là định địa chỉ của chúng trên bus. Trong đó thuộc tính địa chỉ là reg
. #size-cells
chỉ ra có bao nhiêu 32-bit cell được sử dụng để đaị diện cho kích thước địa chỉ của device. #address-cells
chỉ ra có bao nhiêu 32-bit cell được dùng để đại diện cho địa chỉ.
Thuộc tính reg
là một danh sách các cặp giá trị có dạng reg = <adress0 size0 [address1 size1] [address2 size2] ...>
, mỗi cặp giá trị address và cell đại diện cho vùng địa chỉ mà device sử dụng.
Các device sẽ thừa kế #size-cells
và #address-cells
của các node cha (thông thường là các node đại diện cho bus controller). Thực tế hai thông số này không ảnh hưởng đến node khai báo nó mà chỉ ảnh hưởng đến các node con của nó. Nghĩa là trước khi khai báo thuộc tính reg
của một node thì phải biết được hai thuộc tính #address-cells
và #size-cells
của node cha.
Định địa chỉ SPI và I2C
SPI và I2C device là các loại device non-memory mapped, vì CPU không thể truy cập được địa chỉ của chúng. Thay vào đó, driver của device cha (bus controller driver) sẽ thực hiện truy cập. Mỗi I2C, SPI device được đại diện bằng một node con của I2C/SPI bus node. Do là các device non-memory mapped, thuộc tính #size-cells
là 0.
Ví dụ:
&i2c3 {
[...]
status = "okay";
temperature-sensor@49 {
compatible = "national,lm73";
reg = <0x49>;
};
pcf8523: rtc@68 {
compatible = "nxp,pcf8523";
reg = <0x68>;
};
};
&ecspi1 {
fsl,spi-num-chipselects = <3>;
cs-gpios = <&gpio5 17 0>, <&gpio5 17 0>, <&gpio5 17 0>;
status = "okay";
[...]
ad7606r8_0: ad7606r8@1 {
compatible = "ad7606-8";
reg = <1>;
spi-max-frequency = <1000000>;
interrupt-parent = <&gpio4>;
interrupts = <30 0x0>;
convst-gpio = <&gpio6 18 0>;
};
};
Thuộc tính reg
của I2C device chính là địa chỉ của device trên đường bus, còn với SPI device thì reg
đại diện cho chỉ số của đường chip-select của device mà controller node sở hữu. Ví dụ với ad7606r8 ADC có chip-select là 1, sẽ tương ứng với <&gpio5 17 0>
trong cs-gpios của controller node (ecspi1).
Định địa chỉ platform device
Với các memory-mapped device thì vùng nhớ của chúng có thể được truy cập bởi CPU, do đó thuộc tính reg định nghĩa địa chỉ của device, địa chỉ này là danh sách các vùng nhớ mà ta có thể truy cập vào thiết bị. Mỗi vùng nhớ được đại diện bằng một cặp giá trị base và length, base là địa chỉ cơ sở vùng nhớ, length là kích thước vùng nhớ: reg = <base0 length0 [base1 length1] [address2 length2] ... >
Ví dụ:
soc {
#address-cells = <1>;
#size-cells = <1>;
compatible = "simple-bus";
aips-bus@02000000 { /* AIPS1 */
compatible = "fsl,aips-bus", "simple-bus";
#address-cells = <1>;
#size-cells = <1>;
reg = <0x02000000 0x100000>;
[...];
spba-bus@02000000 {
compatible = "fsl,spba-bus", "simple-bus";
#address-cells = <1>;
#size-cells = <1>;
reg = <0x02000000 0x40000>;
[...]
ecspi1: ecspi@02008000 {
#address-cells = <1>;
#size-cells = <0>;
compatible = "fsl,imx6q-ecspi", "fsl,imx51-ecspi";
reg = <0x02008000 0x4000>;
[...]
};
i2c1: i2c@021a0000 {
#address-cells = <1>;
#size-cells = <0>;
compatible = "fsl,imx6q-i2c", "fsl,imx21-i2c";
reg = <0x021a0000 0x4000>;
[...]
};
};
};
};
Kiểm soát tài nguyên
Mục đích chính của driver là điều khiển và quản lý device và thực hiện các chức năng mà user-space yêu cầu. Để thực hiện được mục đích đó thì driver trước tiên phải lấy được những thông số cấu hình, đặc biệt là tài nguyên như vùng nhớ, ngắt, DMA chanel, clock,…
Ta sẽ làm việc với ví dụ dưới đây. Đây là một node i.MX6 UART, định nghĩa ở arch/arm/boot/dts/imx6qdl.dtsi
:
uart1: serial@02020000 {
compatible = "fsl,imx6q-uart", "fsl,imx21-uart";
reg = <0x02020000 0x4000>;
interrupts = <0 26 IRQ_TYPE_LEVEL_HIGH>;
clocks = <&clks IMX6QDL_CLK_UART_IPG>,
<&clks IMX6QDL_CLK_UART_SERIAL>;
clock-names = "ipg", "per";
dmas = <&sdma 25 4 0>, <&sdma 26 4 0>;
dma-names = "rx", "tx";
status = "disabled";
};
Tài nguyên được đặt tên
Khi driver yêu cầu một danh sách các tài nguyên thì ta không thể đảm bảo rằng danh sách đó được sắp xếp theo thứ tự mong muốn (do người viết device tree thường không phải là người viết driver). Để tránh việc phải đảm bảo thứ tự khi viết driver, ta tương ứng định nghĩa danh sách tên cho tài nguyên theo thứ tự trong device tree. Ví dụ về một node device giả:
fake_device {
compatible = "packt,fake-device";
reg = <0x4a064000 0x800>, <0x4a064800 0x200>, <0x4a064c00 0x200>;
reg-names = "config", "ohci", "ehci";
interrupts = <0 66 IRQ_TYPE_LEVEL_HIGH>, <0 67 IRQ_TYPE_LEVEL_HIGH>;
interrupt-names = "ohci", "ehci";
clocks = <&clks IMX6QDL_CLK_UART_IPG>, <&clks IMX6QDL_CLK_UART_SERIAL>;
clock-names = "ipg", "per";
dmas = <&sdma 25 4 0>, <&sdma 26 4 0>;
dma-names = "rx", "tx";
};
Từ đó driver có thể lấy được giá trị của các tài nguyên :
struct resource *res1, *res2;
res1 = platform_get_resource_byname(pdev, IORESOURCE_MEM, "ohci");
res2 = platform_get_resource_byname(pdev, IORESOURCE_MEM, "config");
struct dma_chan *dma_chan_rx, *dma_chan_tx;
dma_chan_rx = dma_request_slave_channel(&pdev->dev, "rx");
dma_chan_tx = dma_request_slave_channel(&pdev->dev, "tx");
int txirq, rxirq;
txirq = platform_get_irq_byname(pdev, "ohci");
rxirq = platform_get_irq_byname(pdev, "ehci");
struct clk *clck_per, *clk_ipg;
clk_ipg = devm_clk_get(&pdev->dev, "ipg");
clk_ipg = devm_clk_get(&pdev->dev, "pre");
Truy cập thanh ghi
Driver có thể lấy vùng nhớ và map nó vào không gian địa chỉ ảo. Ví dụ
struct resource *res;
void __iomem *base;
res = platform_get_resource(pdev, IORESOURCE_MEM, 0);
/*
* Here one can request and map the memory region
* using request_mem_region(res->start, resource_size(res), pdev->name)
* and ioremap(iores->start, resource_size(iores)
*
* These function are discussed in chapter 11, Kernel Memory Management.
*/
base = devm_ioremap_resource(&pdev->dev, res);
if (IS_ERR(base))
return PTR_ERR(base);
platform_get_resource()
sẽ đặt trường start
và end
của struct res
dựa theo vùng nhớ mà ta đã gán cho reg
trong device tree. Ví dụ với
reg = <0x02020000 0x4000>
thì hàm platform_get_resource()
sẽ đặt res.start = 0x02020000
và res.end = 0x02023fff
.
Kiểm soát ngắt
Giao tiếp với ngắt được chia thành 2 phần chính: phần điều khiển (controller) và phần thực thi (consumer). Có bốn thuộc tính được sử dụng để mô tả ngắt trong DT. Phần controller là loại device đề xuât IRQ line cho phần consumer. Phần controller có 2 thuộc tính:
interrupt-controller
: đây là một thuộc tính boolean, nếu được khai báo, có nghĩa device là controller.#interrupt-cells
: định nghĩa có bao nhiêu cell được sử dụng để khai báo ngắt cho controller.
Phần consumer là device tạo ra IRQ, có 2 thuộc tính:
interrupt-parent
: với những node tạo ngắt, đây là thuộc tính sẽ chứa một phandle đến phần controller mà nó được gán vào.interrupts
: Khai báo ngắt.
Với trường hợp của i.MX6, interrupt controller là Global Interrupt Controller (GIC).
Interrupt handler
Kiểm soát ngắt bao gồm việc lấy IRQ number từ Device Tree, map nó vào Linux IQR và đăng kí hàm callback cho nó. Code cho driver sẽ khá đơn giản;
int irq = platform_get_irq(pdev, 0);
ret = request_irq(irq, imx_rxint, 0, dev_name(&pdev->dev), sport);
Hàm platform_get_irq()
sẽ trả về số hiệu ngắt, số này có thể được sử dụng bởi hàm devm_request_irq()
. Tham số thứ 2 được đặt là 0 có nghĩa là ta sẽ lấy ngắt đầu tiên trong device node. Nếu có nhiều ngắt thì ta có thể thay đổi tham số này thành chỉ số của ngắt cần thiết, hoặc sử dụng các tài nguyên được đặt tên.
Trong ví dụ trước, device node chứa một khai báo ngắt là:
interrupts = <0 66 IRQ_TYPE_LEVEL_HIGH>;
Vì ngắt có phần controller là GIC nên tham số thứ nhất (trong ví dụ là 0) trong khai báo ngắt trên sẽ chỉ ra kiểu interrupt:
- Bằng 0 nếu là Shared peripheral interrupt (SPI), đây là các tín hiệu ngắt được chia sẻ giữa các core.
- Bằng 1 nếu là Private peripheral interrupt (PPI), đây là tín hiệu ngắt riêng cho một core.
Tham số thứ hai trong khai báo ngắt (trong ví dụ là 66) là số hiệu ngắt. Số ngắt này phụ thuộc vào kiểu ngắt là PPI hay là SPI.
Tham số thứ 3, trong ví dụ là IRQ_TYPE_LEVEL_HIGH
, chỉ ra mức ngắt.
3. Lấy các dữ liệu cụ thể khác của một device.
Như ta đã biết, có một số thuộc tính của device mà ta chỉ cần khai báo đúng tên thì code driver có thể lấy được những thuộc tính đó bằng các hàm cho sẵn. Tuy nhiên nếu ta muốn ta muốn khai báo một số tham số đặc trưng khác của device thì như thế nào. Ví dụ dưới đây sẽ khai báo một device node với các dữ liệu cụ thể khác:
node_label: nodename@reg{
string-property = ""a string"";
string-list = ""red fish"", ""blue fish"";
one-int-property = <197>; /* One cell in this property */
int-list-property = <0xbeef 123 0xabcd4>;
/* each number (cell) is 32
* bit integer(uint32). There
* are 3 cells in this property
*/
mixed-list-property = "a string", <0xadbcd45>, <35>, [0x01 0x23 0x45]
byte-array-property = [0x01 0x23 0x45 0x67];
one-cell-property = <197>;
boolean-property;
};
Chuỗi
Ta có thể khai báo một chuỗi như sau:
string-property = "a string";
và dùng hàm of_property_read_string() để đọc chuỗi đó:
const char *my_string = NULL;
of_property_read_string(pdev->dev.of_node, "string-property", &my_string);
Nguyên mẫu của hàm là:
int of_property_read_string(const struct device_node *np, const
char *propname, const char **out_string)
Số nguyên 32 bit và mảng
Với các thuộc tính là số nguyên và mảng số nguyên:
one-int-property = <197>;
int-list-property = <1350000 0x54dae47 1250000 1200000>;
ta có tể sử dụng hàm of_property_read_u32()
và of_property_read_u32_array()
tương ứng để đọc các giá trị này.
Nguyên mẫu của hai hàm:
int of_property_read_u32(const struct device_node *np,
const char *propname, u32 index, u32 *out_value)
int of_property_read_u32_array(const struct device_node *np,
const char *propname, u32 *out_values, size_tsz);
Ví dụ:
unsigned int number;
of_property_read_u32(pdev->dev.of_node, "one-cell-property", &number);
và
unsigned int cells_array[4];
if (of_property_read_u32_array(pdev->dev.of_node,"int-list-property",cells_array, 4)) {
dev_err(&pdev->dev, "list of cells not specified\n");
return -EINVAL;
}
Boolean
Ta sử dụng hàm of_property_read_bool()
để đọc các thuộc tính boolean từ device tree. Ví dụ:
bool my_bool = of_property_read_bool(pdev->dev.of_node,"boolean-property");
if(my_bool){
/* boolean is true */
} else
/* Bolean is false */
}
Các node con
Ta có thể thêm bất kì một node con vào một device node. Ví dụ như nếu cho một node đại diện cho device là bộ nhớ flash thì các node con của device sẽ là các phân vùng. Ví dụ:
eeprom: ee24lc512@55 {
compatible = "microchip,24xx512";
reg = <0x55>;
partition1 {
read-only;
part-name = "private";
offset = <0>;
size = <1024>;
};
partition2 {
part-name = "data";
offset = <1024>;
size = <64512>;
};
};
Ta có thể sử dụng hàm for_each_child_of_node()
để duyệt qua các node con của một node cho trước.
Ví dụ:
struct device_node *np = pdev->dev.of_node;
struct device_node *sub_np;
for_each_child_of_node(np, sub_np) {
/* sub_np will point successively to each sub-node */
[...]
int size;
of_property_read_u32(client->dev.of_node, "size", &size);
...
}
Platform driver và Device Tree
Ngày nay thì việc kết hợp sử dụng platform driver với device tree được khuyến cáo là nên dùng, và hạn chế khai báo phần cứng trên các source code c. Ở bài viết về platform driver thì ta đã thảo luận về kiểu match OF (Open Firmware), đây là kiểu match dựa trên cơ chế DT.
Kiểu match OF.
Đây là kiểu match đầu tiên được thực hiện bởi platform core để match giữa driver và device. Kiểu match này sử dụng trường compatible
trong of_match_table
của platform_driver
. Mỗi device node trên DT cũng có một thuộc tính device tree, có thể là một chuỗi hoặc danh sách các chuỗi. Bất cứ một platform driver nào khai báo trường compatible
của nó giống một thuộc tính compatible
của device trên DT thì sẽ xảy ra match.
of_match_table
là một struct kiểu of_device_id
:
struct of_device_id {
[...]
char compatible[128];
const void *data;
};
trong đó:
char compatible[128]
: là chuỗi dùng để match với thuộc tínhcompatible
của device node trong DT.const void *data
: là con trỏ có thể trỏ đến bất cứ struct nào, sử dụng cho việc lưu dữ liệu cho loại device.
Do of_match_table
là một con trỏ nên ta thường sẽ truyền vào một mảng các struct
of_device_id
để driver có thể match với nhiều loại device:
static const struct of_device_id imx_uart_dt_ids[] = {
{ .compatible = "fsl,imx6q-uart", },
{ .compatible = "fsl,imx1-uart", },
{ .compatible = "fsl,imx21-uart", },
{ /* sentinel */ }
};
Để thông báo cho kernel về danh sách các device mà driver hỗ trợ thì ta dùng macro MODULE_DEVICE_TABLE
:
MODULE_DEVICE_TABLE(of, imx_uart_dt_ids);
Một khi ta đã khai báo mảng of_device_id thì tiếp theo cần phải truyền con trỏ vào trường of_match_table
của platform driver:
static struct platform_driver serial_imx_driver = {
[...]
.driver = {
.name = "imx-uart",
.of_match_table = imx_uart_dt_ids,
[...]
},
};
Như vậy thì driver của ta đã tương thích với device tree:
uart1: serial@02020000 {
compatible = "fsl,imx6q-uart", "fsl,imx21-uart";
reg = <0x02020000 0x4000>;
interrupts = <0 26 IRQ_TYPE_LEVEL_HIGH>;
[...]
};
Ở device tree trên thì có 2 chuỗi compatible
được khai báo. Nếu chuỗi thứ nhất không match thì driver sẽ kiểm tra match với chuỗi thứ 2.
Khi xảy ra match, hàm probe
của driver được gọi cùng với tham số struct
platform_device
. Tham số này luôn chứa struct device dev, struct này lại chứa struct device_node *of_node
. of_node
là node liên kết với device của ta, và nó được dùng để lấy cài đặt của device:
static int serial_imx_probe(struct platform_device *pdev)
{
[...]
struct device_node *np;
np = pdev->dev.of_node;
if (of_get_property(np, "fsl,dte-mode", NULL))
sport->dte_mode = 1;
[...]
}
Giả sử platform driver hỗ trợ nhiều loại device, với mỗi loại device có mỗi loại dữ liệu riêng (trường const void *data
trong of_device_id
). Để có thể lấy được dữ liệu này cho device vừa match ta sử dụng hàm of_match_device
. Ví dụ:
static int my_probe(struct platform_device *pdev)
{
struct device_node *np = pdev->dev.of_node;
const struct of_device_id *match;
match = of_match_device(imx_uart_dt_ids, &pdev->dev);
if (match) {
/* Devicetree, extract the data */
my_data = match->data
} else {
/* Board init file */
my_data = dev_get_platdata(&pdev->dev);
}
[...]
}
Khi kernel không hỗ trợ DT?
Kernel sẽ hỗ trợ Device Tree khi ta bật option CONFIG_OF
. Ta sẽ tránh việc sử dụng các API của device tree khi kernel không hỗ trợ:
#ifdef CONFIG_OF
static const struct of_device_id imx_uart_dt_ids[] = {
{ .compatible = "fsl,imx6q-uart", },
{ .compatible = "fsl,imx1-uart", },
{ .compatible = "fsl,imx21-uart", },
{ /* sentinel */ }
};
/* other devicetree dependent code */
[...]
#endif
Ngoài cách trên, ta có thể sử dụng macro of_match_ptr
, macro này sẽ trả về NULL khi ta không bật option CONFIG_OF
. Macro này được định nghĩa ở include/linux/of.h
:
#define of_match_ptr(_ptr) (_ptr) /* When CONFIG_OF is enabled */
#define of_match_ptr(_ptr) NULL
/* When it is not */
Và ta có thể sử dụng như sau:
static int my_probe(struct platform_device *pdev)
{
const struct of_device_id *match;
match = of_match_device(of_match_ptr(imx_uart_dt_ids),
&pdev->dev);
[...]
}
static struct platform_driver serial_imx_driver = {
[...]
.driver = {
.name = "imx-uart",
.of_match_table = of_match_ptr(imx_uart_dt_ids),
},
};
Dữ liệu device với nhiều loại hardware
Thỉnh thoảng thì driver có thể hỗ trợ nhiều hardware khác nhau, mỗi loại có dữ liệu và thông số cấu hình khác nhau. Những dữ liệu này có thể là bảng các hàm, tập thanh ghi, hoặc một dữ liệu nào đó đặc trưng cho phần cứng. Như ta đã biết thì struct of_device_id
có trường const void *data
. Ta có thể truyền bất kì dữ liệu vào vào trường này.
Giả sử ta có 3 device khác nhau.
of_device_id.data
sẽ chứa con trỏ đến các dữ liệu của mỗi device.
Ví dụ:
Đầu tiên ta khai báo các struct riêng:
/* i.MX21 type uart runs on all i.mx except i.MX1 and i.MX6q */
enum imx_uart_type {
IMX1_UART,
IMX21_UART,
IMX6Q_UART,
};
/* device type dependent stuff */
struct imx_uart_data {
unsigned uts_reg;
enum imx_uart_type devtype;
};
Tạo một mảng các struct dữ liệu:
static struct imx_uart_data imx_uart_devdata[] = {
[IMX1_UART] = {
.uts_reg = IMX1_UTS,
.devtype = IMX1_UART,
},
[IMX21_UART] = {
.uts_reg = IMX21_UTS,
.devtype = IMX21_UART,
},
[IMX6Q_UART] = {
.uts_reg = IMX21_UTS,
.devtype = IMX6Q_UART,
},
};
Ứng với mỗi trường compatible
là một phần tử của mảng dữ liệu:
static const struct of_device_id imx_uart_dt_ids[] = {
{ .compatible = "fsl,imx6q-uart",
.data = &imx_uart_devdata[IMX6Q_UART],
},
{ .compatible = "fsl,imx1-uart",
.data = &imx_uart_devdata[IMX1_UART],
},
{ .compatible = "fsl,imx21-uart",
.data = &imx_uart_devdata[IMX21_UART],
},
{ /* sentinel */ }
};
MODULE_DEVICE_TABLE(of, imx_uart_dt_ids);
static struct platform_driver serial_imx_driver = {
[...]
.driver = {
.name = "imx-uart",
.of_match_table = of_match_ptr(imx_uart_dt_ids),
},
};
Ở hàm probe
thì ta sẽ lấy dữ liệu cho device được match:
static int imx_probe_dt(struct platform_device *pdev)
{
struct device_node *np = pdev->dev.of_node;
const struct of_device_id *of_id;
of_id = of_match_device(of_match_ptr(imx_uart_dt_ids), &pdev->dev);
if (!of_id)
/* no device tree device */
return 1;
[...]
sport->devdata = of_id->data; /* Get private data back*/
}
Kiểu match kết hợp
Tuy việc khai báo phần cứng bằng các file code c (board init file) là lỗi thời và khuyến cáo không nên dùng, nhưng có nhiều trường hợp, device vẫn được khai báo theo cách trên, và đôi khi, được khai báo vừa kết hợp board init file và device tree. Ví dụ ta viết struct các device được hỗ trợ theo kiểu match ID:
static const struct platform_device_id sdma_devtypes[] = {
{
.name = "imx51-sdma",
.driver_data = (unsigned long)&sdma_imx51,
},
{
.name = "imx53-sdma",
.driver_data = (unsigned long)&sdma_imx53,
},
{
.name = "imx6q-sdma",
.driver_data = (unsigned long)&sdma_imx6q,
},
{
.name = "imx7d-sdma",
.driver_data = (unsigned long)&sdma_imx7d,
},
{
sentinel */
}
};
MODULE_DEVICE_TABLE(platform, sdma_devtypes);
Và các device giống hệt được hỗ trợ theo kiểu match OF:
static const struct of_device_id sdma_dt_ids[] = {
{ .compatible = "fsl,imx6q-sdma", .data = &sdma_imx6q, },
{ .compatible = "fsl,imx53-sdma", .data = &sdma_imx53, },
{ .compatible = "fsl,imx51-sdma", .data = &sdma_imx51, },
{ .compatible = "fsl,imx7d-sdma", .data = &sdma_imx7d, },
{ /* sentinel */ }
};
MODULE_DEVICE_TABLE(of, sdma_dt_ids);
Lúc đó, hàm probe
của ta sẽ phải xử lý như sau:
static int sdma_probe(struct platform_device *pdev)
{
const struct of_device_id *of_id = of_match_device(of_match_ptr(sdma_dt_ids), &pdev->dev);
struct device_node *np = pdev->dev.of_node;
/* If device tree, */
if (of_id)
drvdata = of_id->data;
/* else, hard-coded */
else if (pdev->id_entry)
drvdata = (void *)pdev->id_entry->driver_data;
if (!drvdata) {
dev_err(&pdev->dev, "unable to find driver data\n");
return -EINVAL;
}
[...]
}
Và ta khai báo platform driver:
static struct platform_driver sdma_driver = {
.driver = {
.name = "imx-sdma",
.of_match_table = of_match_ptr(sdma_dt_ids),
},
.id_table = sdma_devtypes,
.remove = sdma_remove,
.probe = sdma_probe,
};
module_platform_driver(sdma_driver);
Tham khảo từ Linux Device Drivers Development